Khám phá Bồn địa Nam Cực–Aitken

Bức ảnh từ Apollo 8 cho thấy các ngọn núi dọc theo rìa phía bắc của bồn địa

Sự tồn tại của một bồn địa lớn ở phía xa Mặt Trăng đã được giả thiết lần đầu vào năm 1962 dựa trên những bức ảnh bấy giờ của tàu thăm dò của Liên Xô (cụ thể là Luna 3Zond 3), nhưng chỉ đến khi có các bức ảnh trường rộng chụp bởi chương trình Lunar Orbiter của Hoa Kỳ năm 1966-7 các nhà địa chất mới công nhận kích thước thực sự của nó. Dữ liệu đo độ cao bằng laser thu được trong các nhiệm vụ Apollo 15 và 16 cho thấy rằng phần phía bắc của bồn địa này cực kỳ sâu,[7] nhưng do những dữ liệu này chỉ có được trên đường đi mặt đất của mô đun chỉ huy và phục vụ Apollo trên quỹ đạo nên địa hình của phần còn lại của bồn địa vẫn chưa được biết. Bản đồ địa chất cho thấy nửa phía bắc của bồn địa và mô tả rìa của nó được xuất bản năm 1978 bởi Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ.[8] Rất ít được biết đến về bồn địa cho tới những năm 1990, khi các tàu vũ trụ GalileoClementine tới Mặt Trăng. Những bức ảnh đa phổ thu được từ những nhiệm vụ này cho thấy bồn địa chứa nhiều FeOTiO2 hơn những cao nguyên Mặt Trăng điển hình,[cần dẫn nguồn] và do đó xuất hiện sẫm hơn. Địa hình của bồn địa đã được lập bản đồ toàn diện lần đầu tiên, sử dụng dữ liệu đo độ cao và phân tích các cặp bức ảnh chụp nổi từ nhiệm vụ Clementine. Gần đây nhất, thành phần của bồn địa này đã được giới hạn hơn nữa bởi phân tích dữ liệu thu được từ một máy đo phổ tia gamma trên tàu của nhiệm vụ Lunar Prospector.[9]

Liên quan